Bostacet là thuốc gì? Tác dụng, cách dùng

Thuốc Bostacet được dùng để điều trị những cơn đau từ trung bình đến nặng. Bài viết dưới đây của abandonedsubwaytunnels.com sẽ giúp bạn có thêm những thông tin thuốc Bostacet là thuốc gì, công dụng cũng như cách dùng để đảm bảo hiệu quả nhất.

I. Thuốc Bostacet là thuốc gì?

Bostacet là thuốc có tác dụng giảm đau
Bostacet là thuốc có 2 hoạt chất giảm đau là tramadol và paracetamol, được dùng để điều tị những cơn đau từ trung bình đến nặng. Việc sử dụng loại thuốc giảm đau này được giới hạn ở những người bệnh mà cơn đau của họ phải sử dụng 2 hoạt chất tramadol và paracetamol. Trong đó:
  • Tramadol là hoạt chất giảm đau có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, có tác dụng trị ho.
  • Paracetamol là chất giảm đau, hạ sốt tốt hợp có tác dụng lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, làm tăng lưu lượng máu ngoại biên.

II. Cách dùng thuốc Bostacet hiệu quả

Thuốc Bostacet được sử dựng qua đường uống. Người dùng phải uống nguyên viên, không được nhai hay bẻ thuốc. Để đảm bảo thuốc phát huy hiệu quả công dụng, người dùng bên cạnh việc hiểu được Bostacet là thuốc gì, cần nắm chắc thông tin cách dùng thuốc như sau:
  • Liều dùng với người trưởng thành, trẻ nhỏ trên 12 tuổi:
Liều khởi đầu: uống 2 viên/ngày, có thể bổ sung liều khi cần nhưng không quá 8 viên/ngày. Khoảng cách giữa các liều dùng không được ít hơn 6 giờ.
Tùy theo cường độ đau của người bệnh mà liều lượng dùng thuốc sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.
Không sử dụng thuốc Bostacet lâu hơn mức cần thiết. Nếu người bệnh cần sử dụng lặp lại hoặc điều trị kéo dài do tính chất của người bệnh thì nên thận trọng và được theo dõi thường xuyên.
  • Liều dùng với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi:
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào về độ an toàn, tính hiệu quả của thuốc Bostacet với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi. Vậy nên, thuốc Bostacet không được khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.
  • Liều dùng với người lớn tuổi:
Những người bệnh trên 75 tuổi không cần phải điều chỉnh liều lượng dùng thuốc Bostacet.

III. Một số tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc Bostacet

Thuốc Bostacet có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn
Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:
  • Tiêu hóa: với các biểu hiện khô miệng, đau bụng, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu…
  • Thần kinh: đau đầu, co giật, chóng mặt, ngất xỉu, run rẩy…
  • Da: đổ mồ hôi nhiều, phát ban, nổi mề đay,
  • Tâm thần: tâm trạng thay đổi bất thường, rối loạn giấc ngủ…

IV. Những lưu ý khi dùng thuốc Bostacet

  • Khi dùng thuốc Bostacet, người bệnh không được uống quá 8 viên/ngày. Bởi sử dụng quá liều hoạt chất paracetamol có thể gây ngộ độc gan.
  • Điều trị bằng tramadol có thể tăng nguy cơ co giật nếu dùng đồng thời với thuốc chồng trầm cảm 3 vòng, thuốc giảm đau thần kinh trung ương, thuốc chống loạn thân. Hoặc người bệnh có tiền sử co giật, có nguy cơ cơ giật.
  • Như đã đề cập khi giải thích Bostacet là thuốc gì, không khuyến cáo sử dụng thuốc giảm đau này cho người bệnh suy gan nặng. Bởi nguy cơ quá liều paracetamol có thể tăng cao ở người bệnh có tiền sử bệnh gan. Người bệnh suy gan ở mức độ trung bình nên cân nhắc tăng khoảng cách liều khi dùng.
  • Không nên dùng thuốc Bostacet trong thời gian dài, nhất là ở người bệnh có tiền sử nghiện opioid.
  • Bên cạnh đó, việc dùng Bostacet kéo dài có thể gây ra tình trạng nghiện thuốc, tránh ngưng thuốc đột ngột.
  • Bệnh nhân chấn thương sọ não, đang trong quá tình trạng sốc, hoặc rối loạn trung tâm hô hấp, chức năng hô hấp nên thận trọng khi dùng thuốc Bostacet.
  • Thuốc Bostacet có chứa lactose nên không được dùng cho người bệnh có tình trạng thiếu hụt lactase, không dung nạp được galactose hoặc hấp thu kém.
  • Dùng thuốc Bostacet có thể gây buồn ngủ, suy giảm nhận thức, chóng mặt. Vì thế người bệnh không nên dùng thuốc khi lái xe, vận hành máy móc.
  • Thuốc Bostacet chống chỉ định sử dụng với người dị ứng, mẫn cảm với thành phần paracetamol, tramadol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân ngộ độc cấp tính do ma túy, thuốc ngủ, rượu, thuốc hướng tâm thần, thuốc giảm đau thần kinh trung ương cũng chống chỉ định dùng thuốc Bostacet.

V. Cách xử trí khi quên hoặc dùng quá liều

Người bệnh nên dùng thuốc theo sự chỉ định từ bác sĩ
Thuốc Bostacet là thuốc phối hợp nhiều thành phần, do đó những biểu hiện lâm sàng nếu dùng quá liều có thể là triệu chứng ngộ độc paracetamol, tramadol hoặc cả 2.
Biểu hiệu ngộ độc tramadol gồm có nôn ói, rối loạn ý thức, co giật, ức chế hô hấp…
Triệu chứng quá liều paracetamol bao gồm buồn nôn, chán ăn, đau bụng trong vòng 24 giờ đầu dùng quá liều. Trong vòng 24 đến 48 giờ có thể xuất hiện những biểu hiện tổn thương gan, trường hợp ngộ độc nặng có thể tử vong. Vậy nên, nếu dùng quá liều hoặc trong trường hợp khẩn cần thì cần liên hệ với trung tâm cấp cứu nhanh nhất có thể.
Nếu quên liều, hãy dùng liều sớm nhất có thể. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp thì người bệnh nên bỏ qua liều quên và dùng liều kế tiếp đúng thời gian chỉ định. Không được tự ý dùng gấp đôi liều.

VI. Các tương tác có thể gặp khi dùng thuốc Bostacet

Những tương tác có thể xảy ra giữa hoạt chất tramadol với các thuốc như:
  • Phối hợp thuốc bị chống chỉ định: thuốc ứng chế IMAO khi dùng chung với tramadol có thể khiến tim đập nhanh, vã mồ hôi, run rẩy, lú lẫn, thậm chí là hôn mê sâu. Vì thế, trước khi sử dụng tramadol, người bệnh cần ngưng dùng thuốc IMAO hai tuần.
  • Phối hợp thuốc không được khuyến cáo: rượu, bia, đồ uống có cồn có thể tăng tác dụng an thần của thuốc Bostacet. Thuốc cảm ứng enzym, carbamazepin có thể làm tăng sự chuyển hóa hoạt chất tramadol, có thể khiến công dụng của thuốc giảm hiệu quả.
  • Phối hợp cần thận trọng khi sử dụng: thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc serotonin, thuốc thuộc nhóm warfarin…
Hoạt chất paracetamol có thể tương tác với một số thuốc như:
  • Thuốc chống đông máu như coumarin, warfarin…
  • Cholestyramin có thể làm giảm hấp thu của Paracetamol
  • Domperidon, Metoclopramid làm tăng hấp thu của Paracetamol.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ Bostacet là thuốc gì. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết cách dùng thuốc sao cho hiệu quả và an toàn.